Ba mẹ thân mến! Ngôn ngữ là một “tài sản đặc biệt” mà con người sở hữu, trở thành công cụ quan trọng để trẻ giao tiếp, tiếp nhận và truyền tải tư duy, tri thức, cảm xúc... Bởi vậy một trong những bước trưởng thành của con yêu mà ba mẹ có thể nhận thấy từng ngày đó là sự phát triển ngôn ngữ của con. Đây thực sự là một hành trình kỳ diệu khi bé yêu của chúng ta từ khi sinh ra đã dần quen và nhận ra tiếng nói của ba mẹ. Theo thời gian con có thể phát ra âm thanh “ê, a” rồi có thể bập bẹ gọi “mẹ”, nói thành câu “con yêu ba mẹ” và kể cho ba mẹ nghe bao điều.
Trẻ thẩm thấu ngôn ngữ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Trên cơ sở khoa học, sự nhảy cảm ngôn ngữ đặc biệt ở trẻ 0 đến 6 quyết định quan trọng đến việc học ngôn ngữ của trẻ. Đây là giai đoạn trẻ thẩm thấu ngôn ngữ một cách vô hạn từ vô thức đến có ý thức. Việc hiểu được thời kỳ nhạy cảm ngôn ngữ của trẻ 0 đến 6 sẽ giúp ta xác định được lộ trình với các bước đi giúp trẻ học tập ngôn ngữ một cách hiệu quả. Thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ được biểu hiện như sau:
Ngôn ngữ nghe: Trẻ thẩm thấu ngay từ giai đoạn thai nhi đến khi trào đời và đặc biệt nhạy cảm ở độ tuổi 0 đến 6 và giảm dần trong các giai đoạn sau.
Ngôn ngữ nói: Trẻ bắt đầu nói khi bước vào giai đoạn 1 tuổi và ngày càng gia tăng khảăng và nhu cầu trong giai đoạn 0-6.
Ngôn ngữ viết: Cùng với việc phát triển vận động tinh từ độ tuổi 2,5 tuổi đến 4 tuổi là sự nhạy cảm với đường nét viết, sử dụng công cụ viết của trẻ. Trẻ học viết gián tiếp qua các hoạt động luyện cầm nắm và cảm nhận xúc giác tại các lĩnh vực giác quan và thực hành cuộc sống.
Ngôn ngữ đọc: Khi khả năng viết đến và được rèn luyện thành thạo ở giai đoạn 2,5 đến 4 tuổi thì sự nhạy cảm với khả năng tự đọc cũng sẽ đến với trẻ. Trẻ rất hào hứng để đọc trong giai đoạn 3 đến 6 tuổi.
Với bác sĩ - tiến sĩ, nhà giáo dục vĩ đại Maria Montessori bà nhận định rằng quá trình học ngôn ngữ của trẻ là một quá trình “hấp thụ”. Trẻ hấp thụ và nhận thức một cách tự nhiên về các hình thái khác nhau của giao tiếp trong môi trường. Bà tin tưởng vào sức mạnh của trẻ rằng nó sẽ dẫn dắt trẻ tiếp cận các môn học tự nhiên. Môi trường vì thế cần phải có tính tổ chức, mở rộng và dễ tiếp cận để đáp ứng nhu cầu phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ; giúp xây dựng sự chính xác, tư duy logic trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của trẻ. Cách tiếp cận phương pháp học ngôn ngữ trong lớp học Montessori vì thế cũng sẽ mang tính gián tiếp. Trẻ trong lớp học Montessori học ngôn ngữ với một sự chuẩn bị gián tiếp lâu dài từ môi trường. Đó cũng là nền tảng cơ sở để La Casa xây dựng lộ trình học tập cho các em bé trong việc học ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Tiếng Việt.