Nói đến “đôi bàn tay” của trẻ, đặc biệt là các em bé nhỏ ở độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi, chúng ta sẽ nhận ra “cả một quá trình con trẻ trưởng thành” từ những gì ĐÔI TAY con có thể làm được. Bắt đầu đơn giản từ những sờ - chạm xúc giác để khám phá thế giới trong những năm tháng đầu đời cho đến khi con có thể điều khiển những đồ vật với sự kết hợp của nhiều cử động phức tạp. Sự thuần thục, khéo léo, tinh nhạy của đôi tay ấy khoa học gọi là kết quả “vận động tinh của đôi tay”. Điều quan trọng mang tính chủ đạo tạo nên sự phát triển của kỹ năng vận động tinh của đôi tay đó là môi trường có sự chuẩn bị đầy đủ “𝒕𝒓𝒂̉𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒎- 𝒓𝒆̀𝒏 𝒍𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏- 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏”.
Trẻ được làm quen với các bộ giáo cụ Montessori một cách thật đặc biệt qua xúc giác, tiếp xúc với mọi khái niệm bằng cách sờ - chạm vào chúng. Để giúp trẻ tận hưởng trọn vẹn sự “trải nghiệm” thì người lớn với vai trò tạo dựng môi trường cần dẫn dắt cá nhân mỗi trẻ, làm mẫu để trẻ quan sát được đầy đủ cách trải nghiệm trọn vẹn ấy.
Theo nguyên tắc khoa học của phương pháp giáo dục Montessori, Trẻ được dẫn dắt từng bộ giáo cụ phù hợp với khả năng của chúng một cách thật tự nhiên của THỜI KỲ NHẠY CẢM. Sự tập trung mạnh mẽ của tâm trí trẻ tỏa ra, giúp thẩm thấu một cách vô thức những tri thức đó mà không hề có “áp lực”, hay “mệt mỏi” nào cả. Hơn nữa, việc trải nghiệm mà không có sự cản trở nào, sẽ giúp trẻ có sự phát triển toàn diện đa giác quan cùng với nhận thức “chính xác” về sự vật.
Quan sát một em bé say sưa, những ngón tay nhỏ nhắn sờ chạm từng miếng ghép hay các chi tiết nhỏ, hình dáng của mảnh ghép, cảm nhận theo chiều kim đồng hồ rồi đặt xuống thảm,… Thao tác thuần thục, linh hoạt và tinh thần thư thái tận hưởng cho thấy trẻ đã đạt được chiều sâu trong "cấp độ cao nhất" của việc học tập.
Đ𝒐̂𝒊 𝒃𝒂̀𝒏 𝒕𝒂𝒚 “𝒍𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐𝒂̣𝒕” 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒍𝒂̀ 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒕𝒓𝒊́ 𝒏𝒂̃𝒐 đ𝒂𝒏𝒈 “𝒉𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏”...