Đam mê toán học bởi sức hấp dẫn không chỉ ở những con số! Có lẽ toán học trong hình dung của nhiều người lớn là một "𝐋𝐢̃𝐧𝐡 𝐯𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐨́ 𝐧𝐚̆́𝐦 𝐛𝐚̆́𝐭 𝐛𝐨̛̉𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐫𝐮̛̀𝐮 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐨̂́". Một em bé 2 tuổi học toán có thể được ví như một "khả năng đặc biệt", "một thiên tài" xuất hiện.
Vậy làm thể nào để khả năng tiềm ẩn "thiên tài toán học" bộc lộ ở các em bé. Cùng với đó là niềm yêu thích những con số! Bác sĩ, tiến sĩ, nhà tâm lý, Nhà giáo dục người Ý đã đưa ra quan điểm "𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑎̣𝑜 𝑟𝑎 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡𝑎̀𝑖. 𝐶ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑎̣𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑜̛ ℎ𝑜̣̂𝑖 đ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 ℎ𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑚 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑠𝑎̆̃𝑛 𝑐𝑜́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔".
Bà cho thấy trẻ trong giai đoạn 3->6 tuổi rất nhạy cảm với toán học. Đồng thời sự thấu hiểu về những giai đoạn nhạy cảm của trẻ đã hình thành nên phương pháp học toán của Montessori. Đó là phương pháp tiếp cận "đi từ cụ thể trực quan đến tư duy trừu tượng", "học toán đa giác quan", phù hợp với sự nhạy cảm và nhu cầu trong từng giai đoạn của trẻ.
Một môi trường chuẩn bị sẵn sàng với những bộ giáo cụ toán học đưa những khái niệm cơ bản của toán học đến với trẻ một cách cụ thể và trực quan.
Trẻ làm quen về lượng qua các giáo cụ cây gậy số, thanh hạt cườm. Trẻ không chỉ quan sát mà còn sờ chạm và cảm nhận được, nhận biết phân biệt được các lượng khác nhau, nhiều hơn, ít hơn. Tư duy về lượng sẽ giúp trẻ nắm bắt được bản chất của những con số. Trẻ hiểu và ghi nhớ được những con số qua các giáo cụ: số nhám, tô khuôn các chữ số, bảng dãy số liên tiếp.
Các bạn nhỏ thực hiện các hoạt động theo từng cấp độ khác nhau phù hợp với độ tuổi và kỹ năng của mình. Chính bởi thế việc học những chữ số với trẻ một cách tự nhiên, hấp dẫn và giúp trẻ bộc lộ được khả năng về toán học trong niềm yêu thích học tập.